NHÀ ĐƯỢC PHÂN CHIA THÀNH CÁC CẤP NHƯ THẾ NÀO?
Nhà cấp 1, nhà cấp 4,… là những thuật ngữ đôi khi ta nghe hoặc đọc được một cách tình cờ trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó nói lên điều gì? Sự phân chia của nhà là như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng giải đáp vấn đề này với Chongthamphukhanh qua bài viết này nào.
Đặc điểm cơ bản của nhà cấp 1
Nhà cấp 1 có thể được coi là loại nhà sang trọng nhất trong các loại nhà này với kết cấu chịu lực chủ yếu là từ bê tông cốt thép và những loại gạch xây được lựa chọn phải là những loại chịu được lực tốt với thời gian sử dụng quy định là trên 100 năm. Tương tự, hệ thống bao che nhà và tường ngăn cách cũng được sử dụng chủ yếu bằng loại vật liệu này.
Phần mái sẽ được lợp ngói kết hợp bê tông cốt thép và vật liệu cách nhiệt tốt để đảm bảo chất lượng căn nhà. Các vật liệu trát, lát, ốp trong và ngoài nhà cũng phải là những vật liệu chất lượng cao. Nhà cấp 1 cần đảm bảo hệ thống sinh hoạt đầy đủ, tiện nghi và tiện lợi.
Về diện tích thì nhà cấp 1 thông thường sẽ giới hạn từ 10.000 m2 đến 20.000 m2 và chiều cao giới hạn từ 20 đến 50 tầng. Và chiều cao giới hạn từ 75 đến 200m.
Đặc điểm cơ bản của nhà cấp 2
Nhà cấp 2 cũng là kết cấu chịu lực của căn nhà bằng bê tông cốt thép nhưng loại gạch được sử dụng cho loại nhà này là loại gạch có quy định niên hạn sử dụng là trên 50 năm. Hoặc cũng có thể tính ở mức 70% so với nhà cấp I thì rơi vào khoảng 70 năm. Ít hơn 10 năm so với nhà cấp 1.
Tương tự, hệ thống tường nhà và bao che được bao phủ bằng hệ thống bê tông cốt thép. Mái ngói có thể là vật liệu bê tông cốt thép hoặc bằng ngói Fibroociment tùy sở thích của gia chủ. Các vật liệu hoàn thiện khác trong nhà cần phải đạt chất lượng ở mức độ tương đối.
Về diện tích xây dựng, nhà cấp 2 bị giới hạn diện tích từ 5.000 m2 đến 10.000m2 và chiều cao giới hạn từ 8 đến 20 tầng.
Đặc điểm chung của nhà cấp 3
Nhà cấp 3 cũng được xây dựng với hệ thống bê tông cốt thép nhưng loại gạch xây dựng với loại nhà này chỉ cần gạch có giới hạn thâm niên từ 20-50 năm. Thông thường sẽ được tính khoảng 70% của nhà cấp II thì rơi vào khoảng 40 năm.
Hệ thống bao che nhà và tường chỉ cần vật liệu bằng gạch là đủ, không cần bê tông cốt thép. Phần mái được lợp bằng ngói hay Fibroociment. Các vật liệu hoàn thiện căn nhà khác chỉ cần là vật liệu phổ thông. Tiện nghi sinh hoạt chỉ cần đạt mức bình thường với vật liệu bình thường.
Giới hạn diện tích xây dựng của nhà cấp 3 này là từ 1.000 m2 đến 5.000m2 và chiều cao giới hạn từ 4 đến 8 tầng.
Đặc điểm chung của nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là loại nhà với chi phí thấp nhất trong bốn loại nhà trên nên kết cấu chịu lực của loại nhà này chủ yếu là gạch và gỗ với loại gạch sử dụng trên 30 năm thâm niên. Tường che và hệ thống bao chắn cũng chủ yếu là gạch và gỗ với tường khoảng 11-22 cm. Phần che chắn bên trên được lợp ngói hoặc Fibroociment và vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp cùng tiện nghi sinh hoạt vừa phải, ở mức độ chấp nhận được.
Giới hạn diện tích cho loại nhà này là dưới 1000m2 với chiều cao thấp hơn 4 tầng.
Qua những thông tin cơ bản nêu trên về các loại nhà hiện đang được xây dựng khá phổ biến ở Việt Nam, hy vọng bạn có thể dễ dàng hơn trong việc phân biệt các loại nhà này, hay chí ít là biết căn nhà mình đang ở thuộc loại nhà gì. Nếu có vấn đề gì về việc xử lý nứt bê tông hoặc gia cố kết cấu bằng sợi carbon, hãy liên hệ ngay với Chongthamphukhanh thông qua hotline 0902 494 151 (Anh Duật).